$911
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của ta se nam tay va di het cuoc doi. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ ta se nam tay va di het cuoc doi."Giá quá thấp, từ tết đến nay gia đình tôi chưa thu được đồng nào từ ruộng su su này", chị Phan Thị Hương (ngụ xã Quỳnh Liên, TX.Hoàng Mai, Nghệ An) than thở.Gia đình chị Hương trồng hơn 3.000 m2 su su trên cánh đồng từ tháng 8.2024 và đến tháng 11 thì cây cho quả. Đầu mùa, giá su su từ 5.000 - 7.000 đồng/kg giúp gia đình chị có thu nhập. Thế nhưng, từ trước tết khoảng 1 tuần cho đến nay, giá su su xuống quá thấp và rất khó bán khiến gần 2 tấn quả phải hái rồi bỏ lại dưới gốc cây. "Sau tết, giá su su xuống chỉ còn 300 đồng/kg. Vài ngày gần đây, giá có nhích lên 500 đồng/kg nhưng thương lái vẫn ít thu mua. Giá này cũng không bõ công hái vì gần 2 tấn quả này nếu bán được cũng chưa đầy 1 triệu đồng, không đủ để trả tiền thuê người hái và tuốt lá", chị Hương nói.Người trồng su su cho biết, mỗi sào (500 m2) su su phải đầu tư khoảng 5 triệu đồng tiền giống, phân bón. Sau 3 tháng thì cây cho quả và vòng đời của loại cây dây leo này kéo dài thêm khoảng 3 tháng nữa. Su su khá dễ trồng, sinh trưởng nhanh, ít sâu bệnh nên không cần sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Nếu giá su su ổn định, người trồng có lãi. Tuy nhiên, giá su su thường phập phù như các loại rau củ khác nên người trồng ít lãi, thậm chí lỗ vì tiền công thuê người hái, tỉa lá khá tốn kém. "Sau 2 đợt thu hoạch quả thì phải tuốt bớt lá để cây cho quả tiếp. Tiền công thuê người tuốt lá mất 2 triệu đồng. Quả bán không được hoặc chỉ bán vớt vát được dăm bảy trăm ngàn thì vẫn lỗ", chị Hương cho hay.Bị ế, người trồng không muốn hái nên quả su su bị già, giảm chất lượng, thương lái không mua. Nhưng không hái thì quả sẽ gây sập giàn nên những ngày này, người dân ở Quỳnh Liên vẫn phải ra đồng hái quả, tỉa lá. Quả bán được thì mang bán để vớt vát tiền công, quả già phải đổ bỏ.Quỳnh Liên là xã chuyên canh rau, củ, quả với 350 ha và là xã có diện tích trồng su su lớn nhất Nghệ An. Đây cũng là địa phương có diện tích trồng cà rốt có năng suất cao nhất tại vựa rau vùng bãi ngang ở TX.Hoàng Mai và H.Quỳnh Lưu. Su su và cà rốt của Quỳnh Liên đã đạt tiêu chuẩn thương hiệu OCOP 3 sao năm 2023.Thế nhưng, cùng chung số phận với su su, sau tết, giá cà rốt cũng xuống đáy, nhất là loại cà rốt củ lớn giá chỉ còn 200 - 300 đồng/kg khiến người trồng phát nản. Một người dân ở đây cho biết, do giá xuống thấp, người dân không muốn thu hoạch, để quá lứa nên củ to (2 - 3 củ/kg) càng rất khó bán vì thương lái chỉ thu mua loại củ có trọng lượng 4 - 6 củ/kg. Do không bán được nên nhiều gia đình phải nhổ bán với giá như cho không để các hộ chăn nuôi làm thức ăn cho hươu.Ông Hoàng Ngọc Oanh, Chủ tịch Hội Nông dân xã Quỳnh Liên, cho biết đầu ra chủ yếu cho 2 sản phẩm chủ lực của xã là Hà Nội. Quả su su và củ cà rốt sau khi thu hoạch, được các cơ sở trong xã thu mua rồi vận chuyển ra Hà Nội tiêu thụ. Hàng năm, cứ trước và sau tết Nguyên đán, giá su su, cà rốt và các loại rau thường giảm mạnh nên su su và cà rốt ứ hàng, rớt giá."Hội đang động viên người dân bảo quản tốt củ quả sau khi thu hoạch, giữ được chất lượng để hy vọng thị trường sớm hồi phục. Xã sẽ tiếp tục liên hệ với các đầu mối để tìm đầu ra cho nông sản của bà con", ông Oanh nói.Không chỉ su su, cà rốt, gừng là nông sản chủ lực ở vùng rẻo cao Kỳ Sơn (Nghệ An) đã được chứng nhận sản phẩm OCOP 3 sao năm 2020. Kỳ Sơn có hơn 800 ha trồng gừng, được kỳ vọng là cây xóa nghèo và lâu dài sẽ giúp người dân các xã vùng biên này làm giàu. Nhờ khí hậu và điều kiện thổ nhưỡng thích hợp nên gừng Kỳ Sơn có chất lượng được đánh giá vượt trội so với gừng ở những nơi khác. Sản phẩm này đã thành đặc sản, được Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý từ năm 2019. Gừng Kỳ Sơn đã được xuất khẩu đi nhiều nước, nhưng những năm qua, sản phẩm OCOP này cũng luôn rơi vào tình trạng tiêu thụ phập phù do giá cả thất thường.Có thời điểm, giá gừng ở đây được thương lái thu mua với giá 25.000 - 30.000 đồng/kg, nhưng 2 năm 2022 và 2023, giá gừng rớt xuống chỉ 4.000 - 5.000 đồng/kg. Vụ gừng năm nay, giá đã nhích lên, tuy nhiên nhu cầu thu mua ít khiến người trồng không dám thu hoạch nhiều. Gừng rớt giá kéo dài, khó tiêu thụ khiến diện tích trồng gừng ở Kỳ Sơn giảm khá nhiều trong vòng 3 năm qua. Tại "vựa gừng" xã Na Ngoi, có thời điểm, diện tích trồng gừng lên hơn 300 ha, được trồng trên các nương rẫy, nhưng đến năm 2024 diện tích chỉ còn 167 ha. Một lãnh đạo xã Na Ngoi cho hay, từ tháng 11 và 12 hàng năm, gừng vào vụ thu hoạch, song đến nay, giá gừng xuống thấp và ít thương lái thu mua nên củ gừng vẫn đang nằm dưới đất. Gừng không được thu hoạch, để lâu sẽ bị giảm sản lượng, người trồng thất thu. Ông Nguyễn Xuân Trường, Trưởng phòng Nông nghiệp H.Kỳ Sơn, cho biết để hỗ trợ người dân tiêu thụ gừng, phòng và lãnh đạo huyện đang tích cực liên hệ, kết nối với doanh nghiệp thu mua gừng cho người dân.Theo ông Phạm Văn Hóa, Giám đốc Sở Công thương Nghệ An, khó khăn trong việc tiêu thụ nông sản ở địa phương là do liên kết chuỗi giá trị, liên kết vùng, miền trong sản xuất nông sản hiện nay vẫn còn yếu. Các sản phẩm nông sản chưa có hệ thống thông tin thị trường đồng bộ, thống nhất từ trung ương đến địa phương. Năng lực phân tích, dự báo, nắm bắt xu hướng thị trường còn hạn chế, kênh chia sẻ thông tin thị trường đến các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất còn yếu và thiếu.Để gỡ khó cho nông sản, nhất là các sản phẩm OCOP đặc sản địa phương, ông Hóa thông tin, Nghệ An đang kêu gọi đầu tư xây dựng một số loại hình hạ tầng thương mại để hỗ trợ tiêu thụ nông sản, như các chợ đầu mối nhằm tăng khả năng tiếp cận giữa người bán và người mua, đẩy mạnh tiêu thụ nông sản với giá hợp lý. Ngoài ra, cần đầu tư các trung tâm logistics để hỗ trợ lưu thông nông sản. "Chúng tôi đang kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư, hỗ trợ, hướng dẫn nông dân nâng cao chất lượng sản phẩm từ khâu sản xuất, thu hoạch, chế biến, đến xây dựng thương hiệu, nhãn mác và tìm kiếm, mở rộng thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước", ông Hóa nói. ️
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của ta se nam tay va di het cuoc doi. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ ta se nam tay va di het cuoc doi.Anh Nguyên kể: "Có lúc được báo "không tìm thấy chuyến bay, bạn hãy chọn ngày khác hoặc hành trình khác nhé", thì cũng có lúc chuyến bay xuất hiện. Tôi nhanh chóng đăng ký bấm điền thông tin. Nhưng có cả trăm lần chậm tay hơn người khác. Để rồi khi bấm thanh toán thì được thông báo là "xử lý vé không thành công, rất tiếc vé không còn khả dụng để thanh toán, vui lòng chọn lại vé khác"…️
Những ngày này, sắc xuân nhuộm thắm khắp các hành lang, lớp học,... các cơ sở Victoria School. Đây là thành quả từ sự sáng tạo và khéo léo của các em học sinh và thầy cô giáo.Với chủ đề "Vị của Tết", chuỗi hoạt động của Victoria School đã được triển khai khắp 17 cơ sở. Chương trình không chỉ giúp học sinh cảm nhận được hương vị Tết cổ truyền mà còn góp phần nuôi dưỡng tình yêu với văn hóa dân tộc, hun đúc tinh thần tự hào và trách nhiệm của thế hệ trẻ trong việc bảo tồn những giá trị tốt đẹp của quê hương.Thông điệp "Dẫu muôn vàn đổi thay, vị Tết vẫn tròn đầy" chính là lời nhắc nhở cho thế hệ trẻ về sự trường tồn của hương vị Tết - không chỉ là vị của bánh chưng, bánh tét, mứt gừng hay dưa hành, mà còn là vị của yêu thương, của sự sum họp, của những phong tục đã trở thành bản sắc. Không khí rộn ràng nô nức cùng bữa tiệc ẩm thực đa dạng là điểm nổi bật trong chương trình Hội xuân của Victoria School - Nam Sài Gòn. Dưới hình thức chợ xuân, các em học sinh đã tổ chức các gian hàng, bán những món ăn truyền thống, hòa cùng giai điệu múa lân rộn ràng. Đặc biệt, học sinh đã tự mình lên ý tưởng, chuẩn bị sản phẩm và thuyết phục để bán hàng.Tại Victoria School - Riverside (Trường Khải Hoàn), học sinh được tham gia vào nhiều hoạt động như trải nghiệm nghệ thuật tò he, viết thư pháp cùng ông đồ, sáng tạo bao lì xì Tết, chơi các trò chơi dân gian như nhảy bao bố, ném vòng cổ chai,...Trong trang phục áo dài, áo bà ba… học sinh mầm non tại các cơ sở mầm non trong hệ thống Victoria School như Victoria Preschool - SwanBay, Victoria Preschool - Hoàng Đồng, Wonderkids, Kindy Town, Dream School, Midori, cũng sẵn sàng đón Tết. Nhiều hoạt động hấp dẫn đã được tổ chức cho các bé như hội chợ Tết, chơi trò chơi dân gian, học gói bánh chưng, làm bánh bột lọc... Các tiết học về kỹ năng cũng lồng ghép các thông điệp về Tết như sáng tạo pháo hoa Tết, cắm hoa ngày Tết,...Hướng tới mục tiêu đào tạo những công dân toàn cầu hạnh phúc mang đậm bản sắc dân tộc, ngoài những sân chơi mang tính quốc tế về ngoại ngữ, STEM, tranh biện, toán học, thể thao... Victoria School lồng ghép nhiều bài học về giá trị truyền thống vào các tiết học và hoạt động. Chuỗi sự kiện Tết là một trong số trải nghiệm dành cho học sinh và cả giáo viên. ThS Riaan O'Brien - Hiệu trưởng Victoria Preschool - Mailand Hoàng Đồng cho biết, việc trực tiếp tham gia vào các hoạt động này giúp học sinh không chỉ cảm nhận mà còn có cơ hội "chạm" vào những phong tục tập quán, từ đó nuôi dưỡng tình yêu với văn hóa dân tộc một cách tự nhiên nhất: "Khoác lên mình tà áo dài, áo bà ba, thưởng thức hương vị bánh chưng, bánh tét, hay đơn giản là cùng nhau nặn tò he, viết câu đối – mỗi trải nghiệm đều giúp các em khắc sâu hơn ý nghĩa của Tết".Các hoạt động trải nghiệm cũng là cơ hội để học sinh rèn luyện những kỹ năng quan trọng như làm việc nhóm, kỹ năng bán hàng, thuyết phục khách hàng và quản lý tài chính – những kỹ năng có giá trị trong cả học tập và cuộc sống sau này.Khi biết trân trọng và gìn giữ những giá trị tốt đẹp, các em cũng đang góp phần làm cho văn hóa Việt Nam tiếp tục lan tỏa và phát triển trong dòng chảy hội nhập của thế giới.Victoria School là Hệ thống trường học liên cấp quốc tế song ngữ Cambridge theo mô hình Happy School của UNESCO, giúp học sinh tiếp cận nền giáo dục quốc tế ngay tại Việt Nam với chi phí hợp lý nhất. Sứ mệnh của chúng tôi là đào tạo những thế hệ học sinh ưu tú, bản lĩnh, trở thành những công dân toàn cầu hạnh phúc, có bản sắc dân tộc và lòng trắc ẩn, có trách nhiệm với gia đình, cộng đồng và xã hội.Năm học 2025-2026, Hệ thống giáo dục Victoria School tuyển sinh từ mầm non đến lớp 12 với nhiều ưu đãi về học phí hấp dẫn. Liên hệ ngay để được tư vấn:Hotline: 1900 68 08Website: victoriaschool.edu.vn ️
Hơn 13 giờ ngày 11.1, Công an H.Bình Chánh (TP.HCM) vẫn đang phong tỏa, khám nghiệm hiện trường, điều tra vụ nổ tại công ty ép keo trên đường An Hạ (xã Phạm Văn Hai).Theo thông tin ban đầu, hơn 9 giờ cùng ngày, người dân nghe một tiếng nổ lớn, sau đó thấy vách tôn của công ty làm keo nằm tại mặt tiền đường An Hạ (xã Phạm Văn Hai, H.Bình Chánh) hư hỏng. Tiếp đó, khói tỏa ra mù mịt bên trong công ty này. Vụ việc nhanh chóng được báo cơ quan chức năng địa phương. Nhiều xe chữa cháy sau đó cũng được điều đến hiện trường. "Tiếng nổ lớn lắm. Nhà tôi cách công ty làm keo một con kênh mà rung chấn như động đất. Khi công an đến, tôi thấy một người nam bị thương được dìu ra ngoài đưa vào bệnh viện. Xe cứu thương lúc sau cũng được điều đến nhưng họ đóng cửa công ty lại nên mình không rõ tình hình bên trong như thế nào. Không biết có thêm người bị thương hay không", một người dân có nhà đối diện công ty làm keo cho biết.Ghi nhận tại hiện trường, hơn 13 giờ cùng ngày, cổng công ty làm keo đóng cửa, bên trong lực lượng chức năng vẫn đang tiến hành khám nghiệm hiện trường. Bên ngoài công ty này, một xe chữa cháy vẫn đang túc trực tại lối ra vào công ty. Cách đó một đoạn là một xe cứu thương. Nhiều công an, lực lượng an ninh trật tự khác bảo vệ bên ngoài công ty làm keo, giữ an ninh trật tự, điều tiết giao thông qua khu vực.Trao đổi với Báo Thanh Niên, một lãnh đạo UBND xã Phạm Văn Hai (H.Bình Chánh) xác nhận, có xảy ra vụ nổ trên địa bàn. Nơi xảy ra vụ nổ là một cơ sở làm ép keo. Vị này cho biết, hiện Công an H.Bình Chánh cùng các đơn vị liên quan đang điều tra nên sẽ cung cấp thông tin sau. ️